Các chỉ số kinh tế cho thấy tín hiệu tích cực đến từ nội lực nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng cho 2025.
Nhiều động lực tăng trưởng mới về dài hạn cho nề kinh tế Việt Nam.
Các chỉ số vĩ mô Việt Nam trong tháng 11 cho thấy những tín hiệu tích cực, tạo đà tăng trưởng cho GDP tháng 12 và Quý 4/2024 > 7.6% và GDP cả năm đạt mục tiêu >7%. Ngoài ra, nền kinh tế cũng bắt đầu có những động lực tăng trưởng mới từ việc cải cách bộ máy nhà nước, giảm chi thường xuyên, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và đầu tư vào mảng công nghệ.
Lạm phát dự kiến đạt mục tiêu trong năm 2024 do xu hướng giảm của hàng hoá.
Chính sách tiền tệ và tỷ giá đang chịu áp lực tói từ quốc tế, tuy nhiên hiện tại NHNN chưa phải bán USD can thiệp là một tín hiệu tích cực. Lãi suất huy động tăng nhẹ do nhu cầu huy động các NHTM vào cuối năm cao do chênh lệch lớn giữa huy động và tín dụng.
Tỷ giá kỳ vọng sẽ neo ở trên mức 25,000 VND trong tháng 12 khi chưa có nhiều tín hiệu mạnh mẽ đưa tỷ giá xuống thấp:
- Tốc độ giảm lãi suất của FED dự kiến chậm lại
- NHNN đang liên tục phải vừa duy trì hút tín phiếu + bơm OMO để đảm bảo thanh khoản hệ thống
Chính sách tài khoá dự kiến tiếp tục nới lỏng trong 2025 khi tiếp tục đề xuất giảm thuế VAT 2% và tái cơ cấu bộ máy.
Nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, ngắn hạn tiếp tục gặp áp lực từ quốc tế
Kinh tế Mỹ vẫn. duy trì sức khoẻ ổn định với động lực chính từ nhóm dịch vụ
Lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, các khu vực lớn đều có lạm phát thấp hơn Mỹ
Giá hàng hoá toàn cầu tiếp tục xu hướng giảm
Kỳ vọng các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, ngoại trừ Nhật Bản dự kiến sẽ tăng lãi suất.
FED có xu hướng giảm lãi suất chậm hơn so với các NHTW lớn khác.
Cập nhật tỷ trọng các hồ sơ rủi ro Q4/2024
Diễn biến hiệu suất các lớp tài sản từ đầu năm
Hiệu suất các lớp tài sản
Cập nhật danh mục đầu tư theo khẩu vị rủi ro YTD
Hiệu suất danh mục từ thời điểm công bố