Tăng trưởng nền kinh tế trong nước
- GDP: những số liệu cho thấy một điều khá tích cực. Số liệu của Q2 tăng trưởng khá bất ngờ (6,93%) so với Q1 ( khoảng hơn 5%).
- PMI: PMI tháng 6 thậm chí còn đạt 54, điều đó cho thấy nhu cầu lớn của người dân trên thế giới và các nhà mua hàng rất tích cực
- IIP: Bắt đầu từ tháng 5 và tháng 6, tốc độ tăng trưởng của chỉ số này rất mạnh mẽ.
Việc tăng lương cơ sở sẽ là một cú huých mạnh vào nền kinh tế với hơn 1 triệu tỷ trong 3 năm. Từ những phân tích trên, chúng tôi kỳ vọng GDP năm nay sẽ có kỳ vọng rất khả quan. Bộ kế hoạch và đầu tư đang đưa ra một phương án mới đó là năm nay chúng ta sẽ điều chỉnh kế hoạch này, không phải 6-6.5% nữa mà là 6.5%-7% chứng tỏ chính phủ cũng có những nhận định tích cực về nền kinh tế của nước ta.
Lạm phát
Lạm phát ở VN sẽ thường phụ thuộc vào những yếu tố tưởng chừng không liên quan như giá thịt heo, giá xăng, giá điện. Lộ trình điều chỉnh của nhà nước vẫn chưa đến. Lạm phát của T7,8,9 kể cả chúng ta không làm gì thì nó vẫn sẽ tăng, kịch bản lạm phát khá là tiêu cực. Tuy nhiên đến cuối năm, nếu như không có những cú shock lớn từ bên ngoài và chúng ta kiểm soát được các mặt hàng thì chúng ta sẽ kiểm soát được lạm phát. Chúng tôi nhận định mục tiêu 4% khá là thách thức nhưng mục tiêu 4,5% là có thể đạt được
Chính sách tiền tệ
Các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã không còn màu xanh, mặt bằng lãi suất trên thị trường một đã tăng lên nhiều, kể cả lãi suất huy động.
- Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và huy động đã tăng chỉ trrong 2 tuần cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng đã đạt được mục tiêu là 6%
- Cán cân của vẫn đang tiếp tục bị âm. Với chính sách đô là 0%, dòng vốn của chúng ta đang không nằm ở Việt Nam mặc dù từ đầu năm đến giờ chúng ta là nước xuất siêu. Với những số liệu trên, FED được kỳ vọng sẽ giảm lãi suất vào tháng 9 và sẽ khiến cho kỳ vọng của thị trường sẽ tốt hơn.
- Chính sách tiền tệ sẽ ngày càng khó khăn hơn để kiểm soát nền kinh tế. Nếu số liệu của Q2 và Q3 vẫn tích cực thì chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.
Chính sách tài khóa
Đầu tư công đạt hơn 700,000 nghìn tỷ thì không quá lớn. Chính sách tài khóa đang hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế, như việc tăng lương cơ bản và vẫn còn dư địa để có thể thúc đẩy chính sách tài hóa thông qua chi tiêu chính phủ và các đạo luật thuế.
Kịch bản nền kinh tế
Cuối năm 2024, dự kiến kịch bản sẽ di chuyển từ cơ sở lên tích cực, nó sẽ có tác động rất lớn đến việc đầu tư của chúng ta do (1) biến số thế giới không quá tích cực, (2) yếu tố việt nam: trừ yếu tố thị trường bán lẻ, những yếu tố còn lại đang tích cực
Ngành tiềm năng (cổ phiếu): BDS khu công nghiệp, thủy sản, thép, bán lẻ, điện
Vàng sau Q2 cần cẩn trọng, bắt đầu từ Q2 vàng bắt đầu có hiệu suất âm (vàng ở đây bao bao gồm cả SJC và vàng nhẫn)
Phân bổ tài sản, dịch chuyển tỷ trọng để đạt lợi nhuận tối ưu
Phụ thuộc vào hồ sơ rủi ro: 6 hồ sơ rủi ro
Hồ sơ tăng trưởng mạnh ( tiền gửi 15%, trái phiếu 15%, vàng : 15%, cổ phiếu 55%). Ở thời điểm hiện tại, thị trường cổ phiếu có những điều kiện tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro.