Trong tháng 3:

  • Trên thế giới, tình hình kinh tế trong tháng 3 gặp rất nhiều sự kiện bất lợi như việc các ngân hàng đồng loạt phá sản cho đến việc OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản
    lượng dầu cùng với việc lạm phát vẫn dai dẳng đang khiến cho các NHTW trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình.
  • Tuy nhiên thị trường đang lạc quan hơn và cho rằng các NHTW và đặc biệt là cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ dừng tăng lãi suất sớm hơn và có thể sẽ giảm lãi suất sớm
    nhất là vào cuối năm theo dữ liệu từ CME Group và diễn biến Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.
  • Chỉ số GDP tăng trưởng ở mức gần thấp nhất trong 13 năm chỉ ở mức (3,32% YoY) cho thấy sức mạnh của nền kinh tế giảm sút.
  • Phía cung cho thấy nền kinh tế đang yếu dần do số liệu về IIP và PMI giảm đi kèm với hoạt động nhập khẩu tư liệu sản xuất giảm mạnh.
  • Phía cầu – Bán lẻ Hàng hóa và Dịch vụ (YoY) cho thấy tốc độ tăng trưởng đang giảm tốc.
  • Chỉ số lạm phát CPI đang giảm cho thấy lạm phát đang giảm dần, tuy nhiên nỗi lo lạm phát vẫn chưa hoàn toàn giảm do bất ổn về giá nguyên liệu và việc tăng giá điện trong thời gian tới.

Trong tháng 4, theo nhận định của AFA Capital:

  • Trong bối cảnh nền kinh tế yếu, những chính sách liên quan đến thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và nới lỏng dần chính sách tiền tệ để khơi thông các nút thắt trong nền kinh tế giúp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
  • Lạm phát sẽ tiếp tục đà giảm tuy nhiên do mức giá neo cao và chính sách tiền tệ nới lỏng hơn sẽ khiến cho lạm phát giảm chậm lại.
  • Trong tháng 4, lãi suất ở thị trường liên ngân hàng có thể duy trì ổn định ở mức từ 3-4.5% để ổn định tỷ giá.
  • Nút thắt Tín dụng – Trái phiếu – Bất động sản sẽ là yếu tố trọng yếu trong Quý 2 khi tăng trưởng tín dụng ở Quý 1 thấp và áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp Bất động sản tăng mạnh trong Quý 2 và Quý 3 đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023.

Báo cáo chi tiết tại đây!

Leave a comment