Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 dự kiến đạt 95% kế hoạch tương đương 676 nghìn tỷ đồng là mức cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đầu tư công cũng được cơ cấu lại theo hướng  có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển, liên kết vùng. Tuy nhiên, chuyên gia WB lại đánh giá: Đầu tư tư nhân Việt Nam thấp chưa từng có, cần có những giải pháp lấy lại niềm tin thị trường. vậy hai chủ đề này có liên quan như thế nào với nhau? Tại sao đầu tư công lập đỉnh mà đầu tư tư nhân lại giảm? làm thế nào để thúc đẩy đầu tư tư nhân? 

Vai trò của đầu tư tư nhân trong nền kinh tế: 

1, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Theo một

nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trung bình 70% GDP của các

nền kinh tế phát triển.

2, Đổi mới sáng tạo: Kinh tế tư nhân là môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, phát triển các sản

phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

3, Tạo sự cạnh tranh lành mạnh: Kinh tế tư nhân góp phần tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành

phần kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh giúp

giảm giá cả, tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

4, Tạo việc làm: chức Lao động Quốc tế, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 90% việc làm trong các nền kinh tế Kinh tế tư nhân là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất trong nền kinh tế. Theo số liệu của Tổ

phát triển.

5, Tăng cường hội nhập kinh tế: Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập

kinh tế, thông qua việc tham gia vào các hoạt động thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế.

Mục tiêu của nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/03/2023 của chính phủ về đầu tư tư nhân đặt mục tiêu đến năm 2025, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP sẽ đạt khoảng 55%

Đầu tư tư nhân là một cấu phần quan trọng trong số các cấu phần tạo thành của GDP, do đó, các chính sách tiền tệ, tài khóa sẽ tác động đến chi tiêu của chính phủ, đầu tư tư nhân, những nguồn lực này được coi là vốn đầu tư của toàn xã hội. 

Tăng trưởng GDP trong năm 2023 suy giảm nghiêm trọng do yếu tố đầu tư ngoài khu vực nhà nước và tiêu dùng cuối cùng suy yếu khiến GDP giảm. 

Mức độ tiêu dùng của dân cư, mức độ đầu tư của doanh nghiệp lại là hai trong số các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số nhân tài khóa, 

Cùng nhìn lại đóng góp của đầu tư tư nhân vào nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2013 -2023 để thấy được tầm quan trọng của đầu tư tư nhân

Kinh tế tư nhân dần chiếm đến 60% tổng lượng vốn đầu tư của Việt Nam, khi kinh tế tư nhân sụt giảm khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP giảm (năm 2022 tăng trưởng do nền năm 2021 thấp). Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của kinh tế tư nhân 

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân trong năm 2023 giảm thấp kỷ lục

Vậy tại sao đầu tư tư nhân lại giảm thấp như vậy? 

Nguyên nhân có 4 yếu tố chính sau đây

Giải ngân công kỷ lục tuy nhiên chính sách tài khóa luôn có độ trễ để tác động được vào đầu tư khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế

Tổng cầu toàn cầu và nội địa suy giảm khiến cho thiếu đơn hàng, doanh nghiệp sản xuất cầm chừng không mở rộng đầu tư => Giảm độ ảnh hưởng của hệ số nhân tài khóa

Thị trường BĐS Đóng băng

Cần có thêm các chính sách cải thiện môi trường và cơ chế kinh doanh để hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.

Chính phủ đang tích cực thúc đẩy đầu tư tư nhân bằng các biện pháp kích cầu trong bối cảnh kinh tế khó khăn và nhiều thách thức.

Tuy vậy, đi đôi với thách thức là cơ hội

Niềm tin đối với cộng đồng doanh nghiệp là rất quan trọng để kích cầu đầu tư tư nhân

Để phát triển các động lực tăng trưởng cho khối tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại diễn đàn kinh tế thế giới :” Không Quốc gia nào phát triển nếu giữ tư duy cũ”  và Việt Nam sẽ tập trung vào bốn nhóm giải pháp chính gồm:

• Hoàn thiện thể chế,

• Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng,

• Phát triển nguồn nhân lực

• Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, ưu tiên của Việt Nam là phát triển các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, công nghiệp bán dẫn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

“Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi, gồm chuyển đổi về kinh tế, làm mới những động lực tăng trưởng

cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới”, Thủ tướng khẳng định

Và đặc biệt là cải thiện môi trường kinh doanh.

Leave a comment