NGHIỆP VỤ LBO VÀ THÔNG TƯ 16

Mua lại bằng vốn vay (Leveraged Buyout- LBO) là một hình thức mua bán sát nhập với đòn bẩy tài chính cao. Nói cách khác, việc mua lại một công ty khác bằng cách sử dụng lượng tiền vay nợ lớn để đáp ứng chi phí mua lại, tài sản của công ty thường được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay.

Mua lại bằng vốn vay cho phép các công ty thực hiện các thương vụ mua bán sát nhập có giá trị giao dịch lớn mà không cần phải sử dụng nhiều vốn tự có.

Nghiệp vụ thâu tóm Manchester United của Malcom Glazer

  • Tháng 3/2003 Glazer tăng sở hữu Manchester United từ 2.9% lên 15%
  • Tháng 10/2004 Glazer sở hữu gần 30% cổ phiếu Manchester United
  • Tháng 4/2005 Glazer thâu tóm John Maginer và Mcmanus gia tăng sở hữu lên 57%
  • Tháng 5/2005 Glazer đề xuất mua lại Manchester United với giá 800 triệu Bảng Anh và sở hữu Manchester United lên đến 76.21%. Bên cạnh đó, Glazer hủy niêm yết Manchester United khỏi sàn chứng khoán London (LSEG).
  • Tháng 6/2005 Glazer nắm 98% Manchester United và kiểm soát hoàn toàn.
  • Tháng 8/2012, cổ phiếu Manchester United đã được niêm yết trên sàn New York (NYSE) với mã cổ phiếu: MANU

Cơ cấu vốn trong thương vụ thâu tóm Manchester United:

  • Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản câu lạc bộ Manchester United
  • Vốn vay PIK: là khoản vay mà người đi vay được phép trả nợ dưới các hình thức khác ngoài tiền mặt.

Thông tư 16.

Tháng 11/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 16/2021/TT- NHNN thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Đối với các tổ chức tín dụng:

  • Chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
  • Không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp: phát hành với mục đích cơ cấu lại chính khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; phát hành để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; phát hành để tăng vốn quy mô hoạt động.
  • Giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệpo Phân loại, trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp

Đối với thị trường trái phiếu:

  • Thông tư 16 định hướng an toàn hệ thống, tăng cường kiểm soát chặt chẽ trong giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, quản trị hoạt động và hoạt động cấp tín dụng tổng chung.o Trong ngắn hạn, hoạt động giao dịch trái phiếu doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi thông tư đi vào hiệu lực (15/01/2022).
  • Khi quy định chặt chẽ của thông tư bắt đầu có hiệu lực, lượng trái phiếu phát hành mới trên thị trường có thể bị ảnh hưởng, thông tư sẽ định hướng tổ chức tín dụng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chất lượng, đảm bảo dòng tiền dưới hình thức cho vay, đồng thời quản trị rủi ro tín dụng sau này.

YOUTUBE: https://www.youtube.com/watch?v=ZzR-whbCnSM

🤔Mọi thắc xin nhắn tin trực tiếp tại: m.me/vietnamindependentadvisor

🎞Youtube: https://www.youtube.com/c/T%C3%A0ich%C3%ADnhKinhdoanhAFA 🎞

👉Liên hệ AFA Capital: https://bit.ly/2Z7RpUr

📟Website AFA Capital -: http://afacapital.vn/

👉Fanpage AFA Capital: https://www.facebook.com/vietnamindependentadvisor

👉Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam – Vietnam Wealth Advisors (VWA): https://www.facebook.com/groups/CoVanTaichinhVietnam

————————————————-

☎ Hotline: 0986422552

Liên hệ: contact@afacapital.vn

Địa chỉ:

1. VP Hà Nội: P.307, Tầng 3, Tòa nhà GP Invest, 170 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.

2. VP. Hồ Chí Minh: Phòng 1.1 lầu 1, toà nhà Tuấn Minh buiding, số 21 Huỳnh Tịnh Của, P.8, Q.3, T.p Hồ Chí Minh.

#taichinhkinhdoanh #LBO #leveragedbuyout #thongtu16 #bond #traiphieu

Leave a comment