Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia phát triển mô hình nhà ở xã hội để hỗ trợ nhà cho các đối tượng ưu tiên, yếu thế.

Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp thành hiện thực. Trong đó có 1 quốc gia ở châu á đã phát triển mô hình này thành công và là hình mẫu cho rất nhiều quốc gia khác, đó chính là Singapore.

Vào ngày 27/11, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi với rất nhiều các điểm thay đổi mới để tháo gỡ các vấn đề tồn tại của nhà ở xã hội trong suốt thời gian dài qua, từ đó thực hiện mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 của chính phủ.

Vậy từ những bài học quốc tế, Việt Nam có thể học tập được gì và luật mới có thể giải quyết các vấn đề của Nhà Ở Xã Hội được không?

__________________________________________________________________________

Trên thế giới:

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc các loại hình nhà được sở hữu và quản lý bởi nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp… và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.

Tại Việt Nam:

Nhà ở xã hội nhà ở xã hội được định nghĩa là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng được quy định của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua (người thuê nhà ở sau một thời gian quy định thì được mua và được công nhận sở hữu đối với nhà ở đó) theo quy chế do Nhà nước quy định

__________________________________________________________________________

Nhà ở xã hội ở Singapore:

Cục nhà ở và phát triển Singapore (Housing and Development Board) một cơ quan được chính phủ Singapore thành lập vào năm 1960 với mục tiêu cung cấp nhà ở giá cả phải chăng cho người dân.

HDB cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính cho người mua, thuê nhà HDB, bao gồm:

–          Hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà HDB từ 20% đến 80% giá trị căn hộ;

–          Hỗ trợ người mua nhà một khoản tiền mua nhà HDB từ chính phủ;

–          Hỗ trợ người thuê nhà một khoản tiền thuê nhà HDB từ chính phủ.

Ưu điểm:

–          Giá bán, giá thuê nhà HDB được kiểm soát bởi chính phủ, đảm bảo giá cả phù hợp;

–          Các căn hộ HDB thường được xây dựng ở các khu vực thuận lợi;

–          Các căn hộ HDB được xây dựng với chất lượng cao.

Nhược điểm

–          Chính phủ chỉ có thể xây dựng một số lượng hạn chế các căn hộ HDB mỗi năm;

–          Do nhu cầu lớn, danh sách chờ đợi để mua, thuê nhà HDB thường rất dài.

Cơ cấu thể chế trong lĩnh vực nhà ở xã hội Việt Nam

__________________________________________________________________________

Số lượng dự án nhà ở xã hội theo thống kê của Bộ Xây dựng

CÁC VẤN ĐỀ NHÀ Ở XÃ HỘI HIỆN NAY

__________________________________________________________________________

6 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT NHÀ Ở SỬA ĐỔI (DỰ THẢO 23/10/2023)

1.   BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI

Luật mới bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là Doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu công nghiệp

2.   THAY ĐỔI – LOẠI BỎ BỚT ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

 

3.   BỔ SUNG QUY ĐỊNH ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Trước đây đã có quy định các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội nhưng việc thực hiện quy định này không đem lại nhiều quỹ đất đối với việc phát triển nhà ở xã hội nên đã được bãi bỏ.

Đối với vấn đề này, Luật Nhà ở mới đã đặt nặng tính quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi đã trao cho UBND cấp tỉnh quyền quyết định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại bắt buộc phải thực hiện các phương án để tăng quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

4.   CHO VAY MUA, THUÊ MUA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI

Dự thảo Luật Nhà ở mới đã khắc phục “bất cập” của Luật Nhà ở 2014 – Cho phép các tổ chức tín dụng cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

5.   HÌNH THỨC GIAO ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI

Theo quy định mới, chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn theo quy định của pháp luật về đất đai qua đó nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư nhà ở xã hội.

6.   CHO PHÉP TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÀM CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở XÃ HỘI

Luật Nhà ở mới đã cho phép Tổng liên đoàn lao động Việt Nam làm chủ dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Đối với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội đại diện cho công nhân, người lao động, có nguồn lực tài chính, đã thực hiện đầu tư trực tiếp vào một số dự án nhà ở thuộc khu thiết chế của công đoàn tại một số địa phương, có mong muốn tham gia làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho công nhân.

________________________________________________________________________

TỔNG HỢP CÁC ƯU ĐÃI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI

Leave a comment