Cuộc khủng bố tại Moscow, Nga ngày 22/03

Vụ khủng bố tại Moscow, Nga ngày 22/03 vừa qua để lại nhiều thiệt hại cả về người lẫn tài sản. Tính đến nay, số người thương vong đã lên tới 140 người.

Cuộc khủng bố 11/09 và ảnh hưởng của nó lên thị trường chứng khoán

Sự kiện khủng bố tại Moscow ngày 22/03 khiến các nhà phân tích hồi tưởng lại ngày nước Mỹ bị đánh sập tòa tháp đôi, sự kiện mang lại những ảnh hưởng tiêu cực ngắn hạn lên nền kinh tế thế giới

Thị trường chứng khoán giảm mạnh sau cuộc khủng bố 11/09/2001. Chỉ số DJI mất 2 tháng để lấy lại được mức trước khi cuộc khủng bố xảy ra.

Chỉ số S&P500 thường sụt giảm sau các sự kiện địa chính trị. Tại ngày 11/09/2001 chỉ số S&P 500 đã giảm tối đa 11.6%.

Rủi ro địa chính trị và những ảnh hưởng lên nền kinh tế, tài chính

Rủi ro địa chính trị (Geopolitical Risk – GPR) là những biến động liên quan đến sự căng thẳng giữa các quốc gia, các mối đe dọa chiến tranh, xung đột nội bộ liên quan đến quân sự và các hành động khủng bố. 

GPR có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh, cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Căng thẳng địa chính trị có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và thị trường tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Các sự kiện địa chính trị xảy ra khiến lạm phát cũng như giá dầu tăng vọt.

Chỉ số Blackrock BGRI (đo lường sự chú ý và xu hướng của thị trường đối với các sự kiện địa chính trị) sau cuộc tấn công khủng bố tại Moscow, Nga, đã tăng cao, chạm mức 1.5

Giá Bitcoin quay lại mốc 70000 USD

Giá cổ phiếu thường có xu hướng hồi phục sau các cuộc khủng hoảng, đặc biệt là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Căng thẳng địa chính trị leo thang khiến tầm quan trọng của việc phân bổ danh mục trở nên đáng quan tâm hơn để có thể quản trị được rủi ro trong khi lợi nhuận kỳ vọng vẫn có thể đạt được.

Leave a comment