
Chính phủ đề xuất mục tiêu tăng trưởng GDP là 8% và cũng điều chỉnh mức mục tiêu lạm phát lên 4.5-5% để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Các mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025 bên cạnh tăng trưởng GDP hơn 8%.

Nhóm ngành sản xuất cần đạt tăng trưởng hơn mức trung bình để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% GDP.

Đầu tư vốn đầu tư xã hội đặc biệt là đầu tư công kì vọng tăng mạnh trong năm 2025.

Các giải pháp liên quan đến thể chế pháp luật được ban hành thúc đẩy quá trình giải ngân đầu tư công và tăng hiệu quả sử dụng vốn bên cạnh các yếu tố khác về mặt pháp lí.

Chỉnh sửa chính sách thuế và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là yếu tố quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh này, ngân hàng đóng vai trò quan trọng khi nợ tín dụng/GDP và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân là gốc rễ của tăng trưởng kinh tế bền vững khi Việt Nam còn nhiều không gian để phát triển tại mảng này.

Lạm phát, chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) là ba yếu tố cần lưu ý trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Lạm phát có thể phải đánh đổi để đạt mục tiêu tăng trưởng cao.

Lạm phát Việt Nam do cầu kéo, vì thế chính phủ cần kích cầu bằng cách bơm tiền và tăng vốn đầu tư xã hội để tăng trưởng GDP.

Lạm phát thường có xu hướng tăng cao khi tăng trưởng GDP và tín dụng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao đi kèm với những rủi ro như gia tăng nợ xấu và tiềm ẩn bong bóng tài chính và bất động sản.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng sẽ gặp áp lực khi nguồn huy động còn hạn chế.

Tăng vốn chỉ là 1 trong 6 yếu tố chính để tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng năng suất lao động đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế.

Tăng trưởng năng xuất lao động cần đi kèm với sự phát triển của công nghệ.

Chỉ số ICOR được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất.

Sau 2004, mặc dù đầu tư được đẩy mạnh nhưng hiệu quả tăng trưởng kinh tế còn thấp khi thiếu đi sự phát triển của công nghệ.