https://www.youtube.com/watch?v=YVeb9urWm7c

Mỹ áp thuế 46% cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào dạng sáng ngày 3/4/2025.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đua ra thông báo áp thuế trên cơ sở tình trạng khẩn cấp quốc gia để tăng lợi thế cạnh tranh, bảo vệ chủ quyền, củng cố an ninh quốc gia và phát triển kinh tế.

Cụ thể Mỹ sẽ áp thuế 10% cho tất cả các quốc gia có hiệu lực từ ngày 5/4/2025. Và ngày 9/4/2025, các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn sẽ đối mặt với mức thuế lớn hơn (không cộng dồn với mức thuế 10% trước đó). Ngoài ra, Tổng thống Trump có quyền điều chỉnh mức thuế tùy vào tình hình đàm phán với các đối tác thương mại. Một số mặt hàng như thép, nhôm, thuốc và hàng hóa quân sự sẽ không bị áp thuế.

Chỉ số VNINDEX biến động mạnh sau thông tin về thuế quan khi ghi nhận phiên giảm mạnh nhất lịch sử – giảm gần 88 điểm (tương đương giảm 6.68%).

Cách tính thuế đối ứng được công bố bởi Chính Phủ Mỹ.

Cách tính mức thuế quan áp dụng được công bố với giả định độ co giãn giá là 4 và độ truyền tải thuế là 0.25.

Có thể hiểu đơn giản rằng, với việc độ co giãn giá và độ truyền tải thuế là 4 x 0.25 = 1, thì mức thuế áp dụng sẽ bằng mức thâm hụt thương mại chia cho tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam và kết quả là 90%. Tuy nhiên, mức trọng số với các nước có thâm hụt thương mại là 50% vì vậy chúng ta có con số áp thuế sấp xỉ 45% – tương đương mức thuế 46% như đã công bố.

Việt Nam chịu mức thuế cao hơn các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, hay Bangladesh.

Mức thuế được công bố gây áp lực lên kim ngạch xuất nhập khẩu khi Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, ngoài ra có thể khiến dòng vốn FDI dịch chuyển khỏi Việt Nam trước áp lực thuế quan. Cuối cùng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ giá.

Tỷ giá tăng ngay sau khi thông tin về thuế quan được công bố.

VN Index sụt giảm mạnh khi Mỹ bắt đầu chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong quá khứ.

Leave a comment