Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế – xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2023 cho biết, CPI bình quân 11 tháng tăng trưởng 3,22% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, tăng học phí và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2023 tăng khiêm tốn ở mức 1% so với cùng kỳ năm trước. Về hoạt động đầu tư, FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi tốt với tổng vốn FDI 11 tháng năm 2023 đạt 28,85 tỷ USD (+14,8% YoY). Sức khỏe nền kinh tế còn kém thể hiện qua chỉ số PMI vẫn còn dưới mốc 50 và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng thấp.
2024 – KINH TẾ THẾ GIỚI TĂNG TRƯỞNG CHẬM CÙNG VỚI LẠM PHÁT THẤP
Theo báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới từ các ngân hàng đầu tư lớn, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2024 và mức độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cũng sẽ suy giảm nhẹ. Ngược lại, EU được dự báo sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn năm 2023. Cục dự trữ Liên Bang Mỹ FED cũng đã có những quan điểm nhẹ nhàng hơn đối với việc tăng lãi suất trong năm 2024 và kỳ vọng lãi suất sẽ bắt đầu giảm vào nửa cuối năm 2024.
Chính sách tiền tệ là xúc tác hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế, tuy nhiên biến số bên ngoài mới là yếu tố quyết định sự hồi phục có bền vững hay không. Bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2024 được chia làm 2 kịch bản: một cuộc hạ cánh mềm giúp cho kinh tế toàn cầu vẫn giữ được mức tăng trưởng nhẹ trong 2024 và nền kinh tế trong nước tiếp tục hồi phục. Tuy nhiên ở kịch bản xấu hơn, một cuộc suy thoái kinh tế xảy ra dưới sức ép của lãi suất có thể khiến nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng và làm gián đoạn quá trình phục hồi.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông qua những phát biểu gần đây đã cho thấy những dấu hiệu “nới lỏng” chính sách tiền tệ sớm hơn.
Below full employment equilibrium (dưới cân bằng toàn dụng lao động): một khái niệm vĩ mô mô tả trạng thái GDP trong ngắn hạn của nền kinh tế thấp hơn GDP tiềm năng. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tài nguyên bị sử dụng quá mức, từ đó dẫn tới suy thoái kinh tế.
Invert Yield Curve: lãi suất vay dài hạn thấp hơn lãi suất vay ngắn hạn (trái với nguyên tắc lãi suất vay dài hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn)
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 2024 CỦA VIỆT NAM SẼ TÍCH CỰC
Nhìn chung, triển vọng kinh tế năm 2024 của EU, Trung Quốc,… vẫn còn kém tích cực. Vì vậy, xuất khẩu Việt Nam chưa thể kỳ vọng tăng trưởng mạnh cùng với tâm lý tiêu dùng chưa ổn định khiến nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong năm 2024. Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam dự kiến sẽ được giữ ở mức ổn định khi NHNN thận trọng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.