Chiều ngày 31/10, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ với quyết định điều chỉnh chính sách tiền tệ “lỏng lẻo” của mình, đặt ra “giới hạn tham chiếu” đối với lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Cụ thể, nếu như trong lần thay đổi trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đặt mức 1% là “giới hạn cứng” cho lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, thì trong lần thay đổi mới nhất, ngân hàng Trung bản Nhật Bản đã quyết định chuyển “giới hạn cứng” 1% thành “giới hạn tham chiếu”, đồng nghĩa với việc lợi suất trái phiếu có thể vượt trên mức trần này khi thị trường biến động. Tuy nhiên, điều đó không kích hoạt việc mua đồng yên trong ngày và đồng Yên tiếp tục suy yếu so với đồng USD, duy trì quanh mức 150 Yên/USD.

Vậy việc đồng Yên đã và đang trên đà mất giá trị, có tác động thế nào tới nền kinh tế Việt Nam? 

Xuất, nhập khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam đều đạt vị trí thứ 4

Cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay là thả nổi và tỷ giá trung tâm được xác định bằng sức mạnh của 6 đồng tiền tới từ các quốc gia đang là đối tác thương mại lớn của nước ta, trong đó có Nhật Bản. Theo như số liệu trao đổi thương mại của Việt Nam với các đối tác năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu cả hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đều đứng ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Chính vì vậy, sự biến động của đồng Yên sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa, Nhật Bản cũng nằm trong top 3 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam, tuy nhiên khi lợi suất tại quốc gia này tăng cao, nguồn vốn chảy ra nước ngoài sẽ giảm để tăng cường đầu tư trong nước.

Nhật bản là thị trường lớn đối với nhiều doanh nghiệp gia công phần mềm của Việt Nam. Do đó, đồng Yên giảm giá sẽ có tác động tiêu cực khi chuyển doanh thu về Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng lao động đông đảo tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản. Bên cạnh đó, kiều hối về Việt Nam từ xuất khẩu lao động chiếm 30-40% kiều hối về Việt Nam mỗi năm, vì vậy đồng Yên Nhật giảm giá sẽ tác động làm giảm giá trị thu nhập của người lao động chuyển về nước và cũng bị ảnh hưởng không nhỏ tới kiều hối.

Các ngân hàng trung ương tại Châu Á Thái Bình Dương sẽ chịu nhiều áp lực

Hiện nay, hai xu thế lớn trên thế giới đang được các quốc gia theo đuổi là xu hướng thắt chặt tiền tệ và nới lỏng tiền tệ. Một số nước ở châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản đang theo đuổi chu kỳ nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng GDP và cho rằng lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát. Đồng USD mạnh hơn có thể tạo áp lực lên các ngân hàng trung ương tại Châu Á phải quan tâm và bàn luận để đưa ra những hành động tiếp theo.

Các đồng tiền thuộc ASEAN đều giảm giá so với đồng USD

Đồng Yên Nhật trượt dài kỷ lục, tỷ giá USD/JPY đạt đỉnh trong hơn 30 năm trở lại đây

 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sử dụng công cụ tác động vào đường cong lợi suất của trái phiếu chính phủ (YCC) để thực hiện chính sách tiền tệ. Khi muốn điều chỉnh lợi suất trái phiếu chỉnh phủ tăng, BOJ sẽ bán trái phiếu ra để làm giảm giá trái phiếu và ngược lại, khi muốn điều chỉnh lợi suất trái phiếu chỉnh phủ giảm, BOJ sẽ mua trái phiếu vào để làm tăng giá trái phiếu.

Số lượng trái phiếu chính phủ BOJ nắm giữ đã tăng vọt từ năm 2016 với mục đích thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng”, kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm ở mức 1%

Quyết định của BOJ sau cuộc họp ngày 31/10/2023: kiểm soát lợi suất TPCP linh hoạt hơn với mức tham chiếu 1% và vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ “nới lỏng”

Dự phóng tăng trưởng GDP và tốc độ lạm phát của BOJ

BOJ vẫn giữ vững quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ và cho rằng GDP của Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới cùng với mức lạm phát trong tầm kiểm soát.

Các kịch bản với 02 xu hướng tăng hoặc giảm giá của đồng Yên Nhật và đồng Đô la Mỹ

  • Đồng Yên tiếp tục giảm: BOJ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ “nới lỏng”
  • Đồng Yên tăng giá: BOJ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ “diều hâu” hơn so với hiện tại
  • Đồng Đô la Mỹ tăng giá: FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất, giữ đà tăng giá của đồng Đô la Mỹ, nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng với các chỉ số kinh tế khỏe.
  • Đồng Đô la Mỹ giảm giá: nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED sẽ thực hiện cắt lãi suất nhanh hơn các Ngân hàng TW khác.

Leave a comment