
Vào ngày 16/5/2025 vừa qua, Moody’s đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của nước Mỹ xuống mức Aa1 từ mức cao nhất.

Vậy xếp hạng tín nhiệm là gì? Xếp hạng tín nhiệm thể hiện khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ đầy đủ và đúng hạn của quốc gia đó. Về cơ bản, xếp hạng tín nhiệm được chia thành xếp hạng tín nhiệm quốc gia và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.

Xếp hạng tín nhiệm giữa quốc gia và doanh nghiệp có 4 điểm khác nhau chính, chủ yếu khác nhau ở các tiêu chí đánh giá.

Các mức xếp hạng tín nhiệm của 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu: Moody’s, S&P , Fitch.

Cả 3 tổ chức đều xếp hạng nước Mỹ ở mức dưới mức cao nhất 1 bậc. Đây là lần đầu tiên Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của mỹ, trước đó Fitch và S&P đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm.

Theo Moody’s, có 2 nguyên nhân chính khiến họ hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ. Đầu tiên là nợ công ngày càng cao.Thứ hai là lãi suất cao dẫn đến chi phí trả lãi ở mức cao.

Nợ công của Mỹ đang ở mức cao, hiện đang ở mức 98% GDP, theo Moody’s con số này có thể lên 135% vào năm 2035.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ cũng đang ở mức cao so với quy mô GDP.


Mỹ vẫn đang giữ lãi suất ở mức cao trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều sự chưa chắc chắn trước các diễn biến thuế quan của Mỹ. Điều này đẩy chi phí trả lãi của TPCP lên cao.

Ảnh hưởng của việc hạ xếp hạng tín nhiệm lên thị trường tài chính cùng với DXY.




Các lớp tài sản đầu tư đều có sự ảnh hưởng. Việc trái phiếu Mỹ bị bán tháo đẩy lợi suất TPCP lên cao, cùng với gây tâm lý bất định cho nhà đầu tư. Giá vàng cũng đã tăng kể từ khi thông tin về xếp hạng tín nhiệm được công bố.


Tỷ giá USD so với 3 đồng tiền có tỷ trọng cao nhất trong DXY giảm, cho thấy sự bất định trong nền kinh tế còn hiện hữu.

Tỷ giá USD/VND vẫn neo cao ở mức cao nhất trong những năm qua dù DXY giảm.

Xét về yếu tố lượng, NHNN vẫn đang duy trì bơm ròng.

Yếu tối giá, lãi suất ON Việt Nam vẫn đang ở mức cao, tuy nhiên tỷ giá cao. Điều này cho thấy, tỷ giá cao đến từ yếu tố lượng, khi lượng tiền trong nền kinh tế nhiều, tuy nhiên không hấp thụ hết vào nền kinh tế.