Tại Hội nghị lần thứ 26, Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra tại Thành phố. Glasgow, (Vương quốc Anh) vào năm 2021, Việt Nam đã tuyên bố đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuyên bố này đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính  góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là tiền đề để Việt Nam tái khẳng định nỗ lực và quyết tâm của mình để chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP 28 diễn ra tại Dubai vào tháng 12/2023.

Tại COP28, Việt Nam và Đan Mạch đều đặt ra các mục tiêu phát thải đầy tham vọng. Tại COP 26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này đã gửi đến cộng đồng quốc tế một tín hiệu rõ ràng về định hướng và quyết tâm của Việt Nam hướng tới phát triển một nền kinh tế carbon thấp và bền vững. Đan Mạch, một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về phát triển xanh, đặt mục tiêu giảm 70% lượng phát thải vào năm 2030, 100% vào năm 2045 và 110% vào năm 2050, tức là trở thành quốc gia phát thải ròng âm vào năm 2050. 

Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và có một ngành công nghiệp phát triển ngày càng tốn nhiều năng lượng và theo định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là đối tác quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu khi là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á cũng như  đang phải đối mặt với nhu cầu về năng lượng sạch ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài khi thiết lập nhà máy sản xuất ở Việt Nam. 

Vậy lộ trình hướng đến Net zero của Việt Nam là như thế nào và con đường phát triển của chúng ta sẽ ra sao?

———————————-

ĐỂ TRỞ THÀNH QUỐC GIA CÓ THU NHẬP CAO VÀO NĂM 2045, VIỆT NAM CẦN ĐẠT ĐƯỢC TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VỚI TỐC ĐỘ BÌNH QUÂN HÀNG NĂM 5,9%

Sau hơn hai thập kỷ tăng trưởng ổn định, Việt Nam đặt ra mục tiêu tham vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để đạt được vị thế đó (với ngưỡng thu nhập bình quân đầu người là USD 12.695), Việt Nam cần có tốc độ tăng trưởng bình quân vượt trội hơn so với bình quân giai đoạn 1990-2020. Để so sánh, Hàn Quốc, với mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 1951 tương đương với Việt Nam vào năm 1990, đã phải mất 42 năm sau đó để trở thành quốc gia thu nhập cao.

Để vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (SEDS) mới nhất của Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết phải tích lũy thêm vốn sản xuất, vốn vật chất (hạ tầng) và vốn con người, đồng thời phải sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn, nhằm tạo ra mức tăng năng suất cần thiết để có thể đạt được thành về kinh tế như Hàn Quốc

Theo World Bank

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐI KÈM PHÁT THẢI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước trong 30 năm qua dựa trên tổng cung năng lượng phụ thuộc vào than và sản sinh lượng phát thải khí nhà kính đáng kể. Mức độ phát thải đã tăng lên đáng kể trong một thập kỷ vừa qua, và Việt Nam đã khóa ngành điện vào với các công nghệ phát thải cao trong thập kỷ tới. Năm 2020, năng lượng chiếm khoảng 65% lượng phát thải GHG của cả nước.8 Nông nghiệp là ngành phát thải lớn thứ hai, chiếm khoảng 19%, tiếp đến là giao thông, công nghiệp và chất thải. 

Hơn một phần ba lượng phát thải GHG của Việt Nam là các loại khí không phải CO2 – đáng chú ý nhất là khí mêtan, và ngoài ra còn có khí nitơ dioxide (loại khí thải có tác động mạnh trong ngắn hạn tới tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời gây ô nhiễm không khí) – mặc dù lượng phát thải CO2 từ sử dụng năng lượng đang tăng nhanh hơn nhiều

Việt Nam đã phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong những nền kinh tế có cường độ phát thải GHG cao nhất khu vực Đông Á, cao hơn nhiều so với Trung Quốc và Philippines.

 Theo World Bank

Trong đó, ngành năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất rồi đến nông nghiệp, kế tiếp là giao công nghiệp, giao thông và chất thải.

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐANG LÀM CẠN KIỆT NGUỒN VỐN SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM

Việt Nam là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới. Việt Nam cũng chưa chuẩn bị kỹ để đối phó với các hiện tượng cực đoan, nhiệt độ nóng hơn và mực nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đang ngày càng làm gián đoạn nền kinh tế Việt Nam và những khoản chi phí đang bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Theo World Bank

Biến đổi khí hậu đang ngày càng làm gián đoạn nền kinh tế Việt Nam và những khoản chi phí đang bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng. Những tính toán ban đầu trong Phân tích Quốc gia về Môi trường (CEA). gần đây cho thấy năm 2020 Việt Nam đã thiệt hại 10 tỷ USD, tương đương 3,2% GDP, do tác động của biến đổi khí hậu. Quy mô của những thiệt hại này, được dự đoán sẽ tăng nhanh, nhấn mạnh sự cấp thiết ngày càng gia tăng đối với việc Việt Nam cần phải thích ứng với các rủi ro từ biến đổi khí hậu. 

Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành chiến lược như thủy sản và nông nghiệp mà còn làm chậm tốc độ tăng năng suất lao động, tăng chi phí giải nhiệt do nhiệt độ cao hơn và gây hại cho sức khỏe con người. 

THẾ NÀO LÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG?

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ  tương lai.

Vậy có những con đường cụ thể nào? Những giải pháp để các doanh nghiệp vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường?

KINH TẾ TUẦN HOÀN

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác, hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp.

Chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại… Theo Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn là góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050…

Leave a comment