Trong 5 nhiệm vụ chính Quốc Hội đã giao cho Chính Phủ theo Nghị Quyết 31/2021/QH15, nhiệm vụ đứng ở vị trí đầu tiên là củng cố vĩ mô, điều này đã phần nào chứng minh tầm quan trọng của việc cải thiện hệ thống vĩ mô đối với sự phát triển dài hạn của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, cải thiện hệ thống tín dụng, cụ thể hơn là hệ thống ngân hàng được xem là nhiệm vụ trọng yếu và phải được ưu tiên hàng đầu trong năm nay
Theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2022 của các ngân hàng đạt 196.450 tỷ đồng, tăng 33,8% so với năm trước. Tuy nhiên, ngành ngân hàng năm 2023 sẽ phải đối mặt với những trở ngại hơn do áp lực hy sinh lợi nhuận (NIM thu hẹp), chính sách tiền tệ bị thắt chặt, tăng trưởng tín dụng chậm lại và đối mặt với những lo ngại về chất lượng tài sản. Trong đó về lợi nhuận, các chuyên gia nhận định lợi nhuận của các ngân hàng sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như năm 2022. Tuy nhiên vẫn sẽ có những yếu tố hỗ trợ như việc nới room tín dụng, lãi suất hạ nhiệt, thu nhập từ phí và việc tăng vốn của các ngân hàng.
Vấn đề về sở hữu của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn vừa qua là điểm cần phải được quan tâm. Bản chất ngân hàng là một công ty đại chúng nhưng cấu trúc sở hữu lại chưa được minh bạch, nhiều ngân hàng vừa qua có dấu hiệu bị cá nhân hóa đã gây hậu quả việc sử dụng nguồn vốn không được hiệu quả và minh bạch. Giải pháp Quốc Hội đưa ra là phải nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng và cần được cải thiện theo quy chuẩn quốc tế là Basel II. Quản trị tốt ngành ngân hàng sẽ đảm bảo vốn được chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu và đảm bảo được sự minh bạch.
Basel II gồm 3 trụ cột chính :
Trụ cột 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu.
Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 41/2016 trước đó đề cập chi tiết và quy định cụ thể về vấn đề vốn của ngân hàng. Thông tư đã nêu rõ để đảm bảo cho các hoạt động rủi ro của ngân hàng, vốn tối thiểu ( tức vốn cấp 1) tối thiểu phải đạt 8%. Mục đích của Thông tư nhằm loại bỏ tình trạng sở hữu chéo trong ngân hàng, đảm bảo tính sở hữu đại chúng theo chuẩn quản trị.
Trụ cột 2: Rà soát và giám sát.
Ngân hàng phải xây dựng quy trình đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn (ICCAP), tự đánh giá rủi ro của chính ngân hàng, hạn chế tối đa rủi ro tập trung tín dụng tức là ngân hàng không được dồn dư nợ tín dụng vào một vài lĩnh vực mang tính rủi ro cao điển hình là bất động sản, hoặc cái nhân, doanh nghiệp không đủ năng lực trả nợ.
Trụ cột 3: Nguyên tắc thị trường.
Áp dụng theo chuẩn báo cáo tài chính quốc tế IFRS số 9, đánh giá cổ phiếu, trái phiếu theo giá trị thị trường nhằm củng cố chất lượng lợi nhận của hệ thống ngân hàng. Thông tin phải được công khai minh bạch, xóa bỏ tình trạng bất đối xứng thông tin trên thị trường. Phát triển thị trường tài chính lành lạnh và bền vững luôn là mục tiêu dài hạn của nhà nước.
Nhiều ngân hàng hiện nay đã có bước tiến rất lớn trong việc thay đổi mô hình kinh doanh của mình, áp dụng công nghệ, nắm bắt xu hướng mới của thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty Fintech.
Tổng quan về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống ngân hàng theo chuẩn quản tr quóc tế là cơ sở để kiểm soát nợ xấu đến công bố thông tin minh bạch và số hóa hoạt động kinh doanh.