Hình ảnh Cung cầu Mỹ trong trường hợp không giao thương.

Khi giao thương, giá cầu thế giới thấp hơn giá cầu trong nước khi mặt hàng hóa đa dạng hơn. Điều này làm tăng nhu cầu tiêu dùng nội địa (đường mũi tên màu xanh lá cây) và giảm sản xuất nội địa (đường mũi tên màu đỏ).

Khi áp dụng thuế quan nhập khẩu, điểm cân bằng mới với giá cao hơn và lượng cầu thấp hơn, vậy điều này do đâu?

Khi thuế quan được áp dụng, điều này hạn chế hàng hóa xuất khẩu vào nước Mỹ, qua đó giảm nhu cầu tiêu dùng (mũi tên màu đỏ) và mang lại sản xuất trở lại nước Mỹ (đường cầu màu xanh) – đúng với câu nói của Trump khi nhậm chức đó là mang sản xuất quay trở lại nước Mỹ. Việc đánh thuế còn giúp nước Mỹ thu được tiền từ thuế quan.

Như vậy, liệu chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) có quay trở lại một lần nữa thay vì toàn cầu hóa (globalization).

Tăng trưởng GDP giảm mạnh từ sau năm 2018 sau khi cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung bắt đầu, đặc biệt là năm 2020 là giảm hơn 2%. Vậy liệu chính sách bảo hộ của Trump có khiến Mỹ rơi vào suy thoái?

Có thể thấy, khi bước vào kỉ nguyên Trump 2.0, Marcobond đưa ra dự báo thuế quan của Mỹ sẽ vượt qua mức trung từ 1947 – 2008 lên hơn mức 16.7% (mức trung bình toàn lịch sử nước Mỹ). Đây là mức cao hơn kể từ thời điểm nước Mỹ tham gia thương mại tự do.

Ngày 02/04/2025, Trump gọi đây là “Ngày Giải phóng” của nước Mỹ, vì đây là ngày nước Mỹ sẽ lấy lại được tiền khi các chính sách thuế quan được áp dụng.

Đầu tiên là thuế trọng yếu, là loại thuế đánh vào các lĩnh vực mà Mỹ cho là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Năm 2023, ô tô là mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn thứ 2 vào nước Mỹ và Trump đã đánh thuế cho sản phẩm này vào ngày 26/03/2025.

Thuế thứ cấp là thuế áp dụng lên các quốc gia nhập hàng của một quốc gia khác. Cụ thể, ở đây, Mỹ đã áp thuế cho tất cả các nước mua dầu của Venezuela khi Tổng thống Trump phản đối các chính sách của chính quyền hiện tại ở quốc gia này và cho rằng điều này là mối đe dọa với nước Mỹ.

Thuế đối ứng là mức thuế tương đương mà các đối tác thương mại áp dụng với quốc gia đó.

Việt Nam là quốc gia có thâm hụt thương mại lớn thứ 3 đối với Mỹ (tính trong nửa đầu năm 2024).

Hiện tại, có thể hiểu rằng Việt Nam đang đánh thuế Mỹ cao hơn 2.9% khi cộng trọng số tất cả các mặt hàng.

Các mặt hàng trọng yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và đâu là mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế đối ứng?

Có thể thấy, các mặt hàng công nghệ & máy móc, dệt may hay sắt & thép là nhóm ít bị ảnh hưởng khi mức thuế không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, các nhóm nông nghiệp, giày dép & mũ nón hay gỗ & giấy đang có một mức chênh lệch thuế cao với nước Mỹ.

Để giảm áp lực từ thuế đối ứng, đây là 3 nhóm giải pháp mà Việt Nam có thể áp dụng.

Từ đầu năm 2025, Việt Nam đã tích cực chủ động giảm thâm hụt thương mại đối với Mỹ bằng cách nhập thêm hàng từ quốc gia này. Gần đây nhất, Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 50.15 tỷ USD để nhập khẩu máy bay Boeing và khí LNG từ Mỹ.

Giải pháp thứ 2 đó là, Việt Nam có thể giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ.

Mới đây nhất, Việt Nam đã giảm các mặt hàng nhập khẩu từ mỹ như khí LNG, ô tô, ethanol và trái cây.

Giải pháp thứ 3 là mở rộng thị trường xuất khẩu. Thời gian gần đây, Việt Nam liên tiếp ký kết thêm đối tác chiến lược toàn diện với New Zealand, Indonesia và Singapore để mở rộng thị trường. So với thời điểm tháng 9/2023, chúng ta có 5 đối tác chiến lược toàn diện, hiện tại con số này đã được nâng lên 12.

Leave a comment