Sự kiện tâm điểm tuần tới là cuộc họp của Fed, về công bố lãi suất và các phát biểu của Chủ tịch Fed – ông Powell. Ngoài ra, thứ 3 tuần sau lạm phát Mỹ tháng 4/2025 sẽ được công bố.

GDP Mỹ tăng trưởng âm trong quý 1/2025, vậy đâu là nguyên nhân?

Nhập khẩu tăng mạnh trong quý vừa rồi trước các diễn biến thuế quan là nguyên nhân khiến cho GDP âm. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân nữa khi tăng trưởng tiêu dùng đang bị chững lại, khi tiêu dùng chiếm khoảng 70% cấu phần GDP của Mỹ. Đầu tư tăng mạnh đến từ hàng tồn kho tăng khi nhập khẩu lượng lớn hàng hóa.

Tuy nhiên, GDP quý 2/2025 của Mỹ hiện được dự báo tăng trưởng 2.2%.

Cuộc họp FED vào đêm ngày 7/5, hơn 96% lãi suất vẫn sẽ giữ nguyên để tiếp tục kìm hãm lạm phát, mặc dù Tổng thống Trump có những động thái thúc giục FED nhanh chóng giảm lãi suất.

Ngày 7/5/2025 dự kiến sẽ diễn ra cuộc đàm phán vòng đầu tiền về chính sách thuế quan với Mỹ.

Sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc vào 2 trụ cột chính. Về phía cung, chỉ số PMI (đo lường mức độ hoạt động của nền kinh tế) và IIP đo lường sản xuất công nghiệp, là 2 chỉ số cần xem xét. Về phía cầu, đó là Tổng bán lẻ HH và DV, và xuất khẩu.

PMI tháng 4 giảm mạnh xuống mức 45.6 (từ mức 50.5) của tháng trước, chủ yếu đến từ các đơn đặt hàng giảm mạnh do tác động từ thuế quan.

Bán lẻ Hàng hóa và Dịch vụ, và Xuất khẩu, vẫn duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát trung bình từ đầu năm có dấu hiệu hạ nhiệt xuống mức 3.2% và lạm phát tháng 4/2025 là 3.12%. Và vẫn đang thấp hơn mức lạm phát kỳ vọng khi Chính phủ đang ưu tiên tăng trưởng kinh tế và chấp nhận mức lạm phát cao. Vì thế mức lạm phát mục tiêu cao hơn mức 4.4% (hơn 1% so với mức 3.2% hiện tại).

Giá dầu giảm tác động lên CPI giao thông giảm là nguyên nhân chính tác động lên lạm phát.

Xuất khẩu ở nhóm FDI giảm trong tháng 4/2025 cho thấy tác động ngắn hạn của chính sách thuế quan từ Mỹ.

Thặng dư thương mại vẫn tập trung ở nhóm FDI, trong khi nhóm nội địa vẫn thâm hụt. Nếu trong kịch bản xấu, Việt Nam không thể đàm phán chính sách thương mại hợp lý với Mỹ, dòng tiền FDI rút ra khỏi Việt Nam sẽ tác động tiêu cực lên thâm hụt thương mại của Việt Nam.

Leave a comment