Công ty cổ phần VNG (UPCOM: VNZ) được thành lập năm 2004 bởi nhà sáng lập Lê Hồng Minh. VNG Corporation là một công ty lớn trong lĩnh vực phát hành và phát triển trò chơi trong 18 năm qua. VNG Corp cũng đã khai thác mảng điện toán đám mây/trung tâm dữ từ 2006~2007 và nền tảng Zalo từ năm 2012. Nền tảng thanh toán điện tử ZaloPay được tạo ra trong năm 2016. Trong đó doanh thu từ lĩnh vực trò chơi và truyền thông/phương tiện truyền thông lần lượt chiếm 70% và 16% tổng doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2022.

Chỉ sau hơn một tháng niêm yết trên sàn UpCOM, thị giá VNZ của Công ty CP VNG tự nhận là kỳ lân đã tăng 5,6 lần từ mức giá 240.000 đồng/cổ phiếu ngày 5/1/2023 lên 1.358.700 đồng/cổ phiếu phiên giao dịch ngày 15/2. VNZ cũng chính thức lập kỷ lục trên sàn chứng khoán Việt Nam về thị giá, trong quá khứ hơn 20 năm, chưa từng có một cổ phiếu nào thiết lập ở vùng 1,3 triệu đồng/cổ phiếu như VNZ. Điểm đặc biệt là giá cổ phiếu của VNZ tăng ngoạn mục trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, dòng tiền cá nhân thận trọng, cổ phiếu nhóm công nghệ chịu áp lực điều chỉnh mạnh như FPT, CMC, ICT…

Giá cổ phiếu ngày 15/02 là 1,18 triệu đồng

Lý giải về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp, trong công văn phát đi ngày 10/2/2023, ban lãnh đạo VNG cho biết, giá cổ phiếu hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu thị trường và thị hiếu nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp nào hay kiểm soát đối với cổ phiếu trong thời điểm vừa qua.  Tuy nhiên, kể từ khi lên sàn UpCOM với khối lượng hơn 35 triệu cổ phiếu, thanh khoản của VNZ rất thấp chỉ rơi vào khoảng 100-300 cổ phiếu được sang tay mỗi phiên kể từ tháng 2/2023 và 3 phiên gần đây mới lên đến số lượng 5 – 6 nghìn cổ phiếu được sang tay. Tức là tỷ lệ freefloat (cổ phiếu trôi nổi tự do) là rất thấp, chủ yếu cổ phiếu nằm trong tay cổ đông nước ngoài cũng như lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.

Tình hình kinh doanh trái ngược với sự đi lên của giá cổ phiếu

Trái ngược với sự đi lên giá cổ phiếu, tình hình kinh doanh của “kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam đang không mấy khả quan. Năm 2022, VNG lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 858 tỷ đồng. Đây không những là số lỗ kỷ lục mà còn là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của VNG.

Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu VNZ là 240.000 đồng/cp. Nếu tính theo mức giá này, vốn hóa của VNG đạt mức 8.592 tỷ đồng (tương đương chưa đến 350 triệu USD). Đáng chú ý, mức giá này thấp hơn nhiều so với định giá tỷ đô trước đây của “kỳ lân” Việt Nam.

Cụ thể, VNG được định giá 1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam – theo World Startup Report.

Sang đến năm 2019, VNG đã bán ra 355.820 cổ phiếu quỹ với giá 1.861.800 đồng/cp cho Seletar Investments, quỹ đầu tư thuộc Temasek Holdings của chính phủ Singapore.

Sau giao dịch, Seletar nắm giữ 1,74 triệu cổ phiếu, tương đương 6,35% lượng cổ phần biểu quyết của VNG. Mức giá Seletar l mua tương đương với việc định giá VNG hiện khoảng trên 51.000 nghìn tỷ đồng (khoảng 2,2 tỷ USD), và hơn gấp đôi so với mức định giá 1 tỷ USD của công ty vào năm 2014.

 Năm 2022, Bloomberg đưa tin CTCP VNG, kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam đang cân nhắc việc niêm yết tại Mỹ thông qua sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Tuy nhiên, cho đến nay, kế hoạch đầy tham vọng này chưa được cập nhật gì thêm.

Vậy câu hỏi đặt ra là với thị giá giao dịch trên 1 triệu đồng/cp của VNZ có phản ánh đúng giá trị thật của công ty không? Để xác định giá trị thật của công ty phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tính thị trường hay tính thanh khoản (Marketability). Tính thanh khoản của cổ phiếu thường đề cập đến tốc độ mua hoặc bán cổ phiếu của một cổ phiếu mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Vì vậy với thị giá quá cao như cổ phiếu của VNZ trong khi khối lượng giao dịch thấp gây ra rủi ro thanh khoản rất cao đối với nhà đầu tư. Các cổ phiếu có tính thanh khoản thấp có thể khó bán và có thể khiến bạn bị lỗ nặng hơn nếu bạn không thể bán cổ phiếu khi muốn.

 

Tính thị trường (thanh khoản) (Nguồn: SEC)

Vì vậy để có thể xác định giá trị thật của VNZ có thể phải chờ đợi VNZ niêm yết trên các sàn giao dịch mang tính thanh khoản, tính thị trường hơn, như HOSE hoặc xa hơn là sàn Nasdaq.

Leave a comment