Trong Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo thế giới tại COP28 vào ngày 1 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch Huy động Nguồn lực (RMP). Việc công bố RMP đánh dấu một cột mốc quan trọng hướng tới việc thực hiện cơ chế Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), được thống nhất giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG) vào tháng 12 năm 2022, tại hội nghị thượng đỉnh EU-ASEAN ở Brussels và đã được nêu ra trong Tuyên bố Chính trị về JETP.
Cơ chế Đối tác này hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các mục tiêu đến năm 2030 nhằm đẩy nhanh việc đạt đỉnh và giảm mức phát thải khí nhà kính, đồng thời chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch.
RMP là bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc thực hiện JETP và về bản chất sẽ là một văn kiện sống, được cập nhật thường xuyên khi quá trình thực hiện diễn ra. Kế hoạch bao gồm một đánh giá về các khoản đầu tư ưu tiên, giúp Việt Nam thực hiện lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng 0 và xác định một loạt hành động chính sách ưu tiên cũng như các cải cách về quy định pháp lý nhằm phát triển một môi trường thuận lợi cho đầu tư, thúc đẩy năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Kế hoạch này cũng xác định các dự án đầu tư ưu tiên trong các lĩnh vực liên quan đến JETP và bao gồm các khối liên kết cho một khuôn khổ nhằm phân tích và giám sát khía cạnh công bằng của quá trình chuyển đổi năng lượng với mục tiêu cuối cùng là không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh. Trong tương lai, cần có quan hệ đối tác mạnh mẽ để triển khai các hành động chính sách được nêu trong RMP, đặc biệt là cải thiện khung khổ pháp lý, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đầu tư công và tư cần thiết.
Vậy chi tiết của kế hoạch RMP như thế nào, hãy cùng theo dõi phân tích của chúng tôi ngay sau đây
—————————————————–
Phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.
Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ.
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội nghị là “ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”
Các bên tham gia Công ước gặp mặt hằng năm từ năm 1995 tại Hội nghị các bên (COP – Conference of the Parties) để đánh giá tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được ký kết đã tạo ra những nghĩa vụ ràng buộc pháp lý cho các quốc gia phát triển nhằm cắt giảm khí thải nhà kính của họ.
Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) là COP lớn nhất lịch sử với hơn 97.000 đại biểu tham dự.Các bên tham gia đã cam kết tăng cường nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Tuyên bố cũng kêu gọi các quốc gia phát triển tăng cường hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các quốc gia đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực qua JETP để chuyển đổi xanh
Hiện nay, đã có 3 quốc gia được cam kết hỗ trợ từ quỹ JETP funding là Nam Phi, Indonesia và Việt Nam
JETP là viết tắt của Just Energy Transition Partnership, tạm dịch là Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng. Đây là một cơ chế hợp tác tài chính được thiết lập nhằm giúp một số nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện than có thể thực hiện quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch một cách công bằng và bền vững.JETP mong muốn đảm bảo quá trình chuyển đổi này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn công bằng, giải quyết các hậu quả xã hội và tạo cơ hội kinh tế cho cộng đồng và người lao động bị ảnh hưởng.
Khuôn khổ hỗ trợ của JETP theo RMP
Mục tiêu của JETP là tối đa hóa quyền lợi của con người , hoạt động theo cơ chế Protect (Giảm thiểu tối đa rủi ro và tác động tiêu cực) và Promote (Tối đa lợi ích) , Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ có những tác động mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội của nước ta.Chuyển đổi năng lượng cũng sẽ tạo ra số lượng đáng kể việc làm mới, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển một nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.
VIỆT NAM CÔNG BỐ KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG NGUỒN LỤC (RMP) CHO JETP
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Tuấn Quang, Cục phó Cục Biến đổi khí hậu, cho biết để đạt các mục tiêu theo lộ trình về phát thải ròng bằng “0” và thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam phải đối diện với ba thách thức lớn.
Một là, nhu cầu tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu là rất hơn, đến năm 2050 Việt Nam cần trên 380 tỷ USD trong khi nguồn lực hạn chế.
Hai là, trình độ kỹ thuật và năng lực công nghệ của Việt Nam, đặc biệt là công nghệ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn hạn chế
Ba là, cần xem xét, cân nhắc vấn đề quản trị, quản lý và đảm bảo công ăn việc làm và ổn định xã hội khi thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Phát biểu ý kiến tại buổi lễ công bố kế hoạch nguồn lực thực hiện JETP, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam cho rằng, vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, toàn dân, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân; phải kêu gọi đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương, không một quốc gia nào an toàn nếu một quốc gia khác đang bị đe doạ; Việt Nam luôn lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng đến người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng đề nghị, Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu các cú sốc bên ngoài còn có hạn, trong khi Việt Nam phải thực hiện cam kết như một nước phát triển. Do đó, Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 5 vấn đề: về tài chính, mong các bạn giúp 15,5 tỷ USD như cam kết JETP; cung cấp công nghệ để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; giúp quản trị tiên tiến; đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam cam kết thực hiện cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh; tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, mong các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục đến đầu tư tại Việt Nam; Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm các doanh nghiệp làm ăn có lợi, phát triển. Thủ tướng thông báo kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn ổn định, tăng trưởng ổn định, kiểm soát lạm phát, kiểm soát bội chi ngân sách; bảo đảm các cân đối lớn … Điều đó chứng tỏ Việt Nam còn có dư địa thúc lớn để đẩy phát triển thời gian tới.