Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong năm 2022, có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số này tại TP HCM là 105/935.

Dù chưa phản ánh đầy đủ số lượng tòa nhà có xung đột trong thực tế, nhưng thống kê đã cho thấy tranh chấp đang xuất hiện phổ biến, với các nguyên nhân đa dạng.

Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, hãy cùng theo dõi video của chúng tôi.

__________________________________________________________________________ 

Có 5 nhóm yếu tố tác động đến giá bất động sản bao gồm:

  • Yếu tố tự nhiên
  • Yếu tố kinh tế
  • Yếu tố thị trường
  • Yếu tố pháp lý
  • Yếu tố xã hội

Trong đó, quản lý vận hành là một yếu tố nằm trong nhóm yếu tố xã hội góp phần trực tiếp ảnh hưởng đến bất động sản.

4 VẤN ĐỀ TRANH CHẤP CHUNG CƯ

__________________________________________________________________________ 

BAN QUẢN TRỊ, BAN QUẢN LÝ VẬN HÀNH CHUNG CƯ LÀ GÌ?

Ban quản trị chung cư: là tổ chức đại diện cho cư dân có sở hữu con dấu, tài khoản để hoạt động và thực hiện các quyền, trách nhiệm quản trị chung cư theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý vận hành chung cư: là đơn vị quản lý và vận hành tòa nhà chung cư đáp ứng đủ các điều kiện quy định của pháp luật.

__________________________________________________________________________

  1. KHÔNG THÀNH LẬP ĐƯỢC BAN QUẢN TRỊ

Quy chế thành lập Ban quản trị tòa nhà chung cư

  • Chủ đầu tư sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ra ban quản trị chung cư
  • Chủ sở hữu/Cư dân cùng với Chủ đầu tư sẽ bỏ phiếu bầu ra ban quản trị chung cư

Khi chung cư đã đạt đủ điều kiện để tổ chức hội nghị chung cư để bầu ra ban quản trị,  trong trường hợp chủ đầu tư không chủ động tổ chức hội nghị trên thì các cư dân có thể cử ra đại diện chủ sở hữu căn hộ gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp phường tổ chức hội nghị

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn của đại diện chủ sở hữu căn hộ, UBND cấp phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư.

  1. QUẢN LÝ – SỬ DỤNG QUỸ BẢO TRÌ

Quyết định của Ban quản trị vượt quá thẩm quyền và trách nhiệm quy định thì không có giá trị pháp lý. Ngoài ra nếu quyết định đó vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, thành viên của ban quản trị sẽ phải bồi thường và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

  1. TRANH CHẤP BÃI ĐẬU XE GIỮA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CƯ DÂN

Theo quy định tại Điều 144 Luật Nhà ở 2023, chủ đầu tư sẽ phải bàn giao cho chủ sở hữu/cư dân bản vẽ mặt bằng khu vực để xe:

  • Bản vẽ phải căn cứ theo hồ sơ dự án, thiết kế đã được phê duyệt;
  • Bản vẽ phải phân định rõ ràng các khu vực để xe của chủ sở hữu/cư dân và khu vực để xe công cộng (của chủ đầu tư).

Giá dịch vụ trông giữ xe sẽ được thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh và thành phố.

  1. CHỦ ĐẦU TƯ KHÔNG BÀN GIAO QUỸ BẢO TRÌ CHUNG CƯ CHO BAN QUẢN TRỊ

Điều 154 Luật Nhà ở 2023 quy định:

  • Nếu chủ đầu tư không bản giao quỹ bảo trì chung cư cho ban quản trị, ban quản trị có thể gửi văn bản đề nghị UBND cấp huyện nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị UBND cấp huyện phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị;
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có văn bản của UBND cấp huyện mà chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì thì UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị.

KẾT LUẬN CHUNG

Việc giải quyết các tranh chấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính:

  1. Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và cư dân;
  2. Việc lựa chọn ban quản trị của cư dân;
  3. Cơ quan quản lý nhà nước.

GIẢI PHÁP

Leave a comment