Thời gian vừa qua, giá vàng thế giới và vàng nhẫn trong nước liên tục vượt đỉnh, khiến cho nhiều người dân và cả giới đầu tư không khỏi lo lắng về tương lai của thị trường kim loại quý.


Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu và các sự kiện địa chính trị đến giá vàng trên thị trường quốc tế

Theo bộ khung phân tích về giá vàng của Hội đồng vàng thế giới (World Gold Council), giá vàng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
(1) Chi phí cơ hội (Lợi suất TPCP Mỹ 10 năm, sức mạnh của đồng USD);
(2) Mức độ mở rộng của kinh tế (kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu của vàng khi thu nhập dân cư tăng lên);
(3) Rủi ro và sự bất định: liên quan đến các rủi ro địa chính trị hoặc rủi ro suy thoái. Khi các rủi ro này tăng lên sẽ làm gia tăng thêm vị thế mua vào vàng để phòng vệ trước các rủi ro;
(4) Các yếu tố động lượng: Nhu cầu mua vàng trên thế giới (bao gồm: làm trang sức, nhu cầu đầu tư vàng thỏi và vàng xu, nhu cầu vàng của các NHTW, nhu cầu vàng để sản xuất các sản phẩm công nghệ và nhu cầu vàng của các quỹ ETF).

Theo ông Minh Tuấn, hiện nay các yếu tố này đang đi theo kịch bản rủi ro suy thoái. Khi kinh tế Mỹ nằm giữa sự bất định của suy thoái, điều này sẽ làm gia tăng xác suất Fed giảm lãi suất nhanh để hỗ trợ kinh tế. Từ đó làm giảm chi phí cơ hội do Lợi suất Trái phiếu Chính phủ và sức mạnh của đồng USD giảm nhanh.

Bên cạnh đó các diễn biến mới đây tại Trung Đông khi giao tranh đang leo thang cũng như nợ công Mỹ liên tục lập đỉnh cũng là những yếu tố tích cực cho giá vàng thế giới.

Cuối cùng, gần đây NHTW Trung Quốc (PBoC) đã tung ra hàng loạt chính sách nới lỏng tiền tệ mới nhằm hỗ trợ kinh tế Trung Quốc, điều này cũng tạo nên tâm lý tích cực hơn và làm gia tăng nhu cầu mua vào vàng đặc biệt khi nhu cầu nắm giữ vàng của NHTW Trung Quốc và người dân Trung Quốc đã giúp giá vàng tăng mạnh vào nửa đầu năm 2024.

Nhu cầu vàng từ các NHTW các nước

Nhu cầu đầu tư vàng của các NHTW trên thế giới ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cấu trúc nhu cầu vàng thế giới, đặc biệt là giai đoạn chiến tranh Nga và Ukraine nổ ra và Fed tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá đáng kể so với đồng tiền nội địa của các NHTW.

Nguyên nhân của xu hướng này là:

  • Các NHTW trên thế giới gia tăng tích trữ vàng với nhu cầu đa dạng hóa dự trữ quốc gia.
  • Mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các tiền tệ thống trị toàn cầu như đồng USD

Những nguyên nhân cụ thể gây ra sự chênh lệch này, và yếu tố nào đã đẩy giá vàng nhẫn trong nước tăng mạnh

Giá vàng trong nước sẽ bao gồm 2 loại chính là vàng SJC và vàng nhẫn, trong đó giá vàng nhẫn sẽ có diễn biến khá tương đồng với giá vàng thế giới. Ngoài ra giá vàng nhẫn còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như cung cầu vàng trong nước và tỷ giá USD/VND.

Tác động của giá vàng lên nền kinh tế và sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước

Theo ông Minh Tuấn, vàng vật chất tại Việt Nam nên được coi là một loại hàng hóa và được điều tiết bởi các loại thuế như các mặt hàng xuất nhập khẩu. Việt Nam có thể tham khảo mô hình của Ấn Độ, một quốc gia nhập khẩu có hệ thống thuế rất chi tiết đối với vàng để điều tiết số lượng vàng xuất nhập khẩu hàng năm. Nhu cầu vàng vật chất tại Việt Nam cần được liên thông với thế giới để tránh tình trạng đầu cơ, tích trữ, vốn có thể tác động tiêu cực đến thị trường ngoại tệ tự do và ảnh hưởng tâm lý của người dân, đặc biệt khi vàng là một tài sản phổ biến tại Việt Nam.

Để điều tiết và quản lý thị trường vàng trong nước, cần tiếp cận theo hướng vàng là một hàng hoá, từ đó xây dựng hệ thống thuế để điều tiết hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, bao gồm người dân, các đơn vị kinh doanh và các đơn vị nhập khẩu. Ngoài ra, để kiểm soát và tối ưu nguồn lực vàng, có thể nghiên cứu mô hình sàn giao dịch vàng vật chất tập trung như của Trung Quốc để minh bạch hóa các giao dịch trên thị trường vàng.

Xu hướng dài hạn của thị trường vàng

Giá vàng thế giới đang diễn biến theo kịch bản tích cực trong bối cảnh những lo ngại về suy thoái gia tăng. Điều này đi kèm với các xung đột địa chính trị liên tục leo thang và tình trạng nợ công Mỹ không ngừng vượt đỉnh.

Với bối cảnh tổng quan này, nhiều khả năng các NHTW sẽ phải đối mặt với sự bất định và cần đưa ra các chính sách phù hợp, bao gồm:

  • Đầu tiên, cần hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, qua đó giảm chi phí cơ hội và thúc đẩy nhu cầu nắm giữ vàng.
  • Thứ hai, các NHTW có thể gia tăng việc nắm giữ vàng trong dự trữ ngoại hối nhằm phòng ngừa những rủi ro địa chính trị đang leo thang.
  • Cuối cùng, xu hướng giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của các NHTW lớn cũng đang ngày càng rõ nét.

Để xem toàn bộ bài phỏng vấn, mời quý độc giả truy cập đường liên kết TẠI ĐÂY!

Leave a comment