Mọi sự chú ý sẽ đổ dồn về thị trấn xinh đẹp Davos của Thụy Sĩ trong tuần này, khi hàng chục lãnh đạo các nước cùng hàng ngàn lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế tề tựu tại đây cho Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2024.
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Davos của Thụy Sĩ từ ngày 16/1 là dịp để Việt Nam khẳng định đóng góp và vai trò tại các diễn đàn đa phương.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1971, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới không có quyền đưa ra quyết định nhưng nó có thể có quyền ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định chính sách kinh doanh và chính trị. Mục đích của cuộc họp thường niên là thường xuyên tập hợp các nhà ra quyết định quyền lực nhất thế giới lại với nhau để thảo luận về các vấn đề cấp bách và xem xét cách giải quyết chúng tốt nhất.
Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). WEF Davos 2024 có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID-19, có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế nhất từ trước đến nay.
Địa điểm: Davos, Thụy Sỹ
Thời gian: 16- 19/01/2024
Chủ tịch điều hành WEF, ông Borge Brende cho biết :”Tại Davos, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi tập hợp được những người phù hợp để xem làm thế nào chúng tôi có thể kết thúc thế giới đầy thách thức này, đồng thời xem xét các cơ hội hợp tác”,
Nhận lời mời của nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16 đến ngày 23-1.
Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Thomas Gass, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam bảy tỏ, thật ý nghĩa khi Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham gia tích cực vào Hội nghị WEF Davos năm 2024.
“Lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin phát biểu tại Hội nghị WEF Davos 2024 lần này vì Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu và xứng đáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận cho những nỗ lực đó”, ông Thomas Gass chia sẻ.
Điểm Nhấn của DAVOS 2024 – BÁO CÁO RỦI RO TOÀN CẦU 2024
Hội nghị WEF Davos 2024 đã nêu bật tính chất bấp bênh của môi trường kinh tế hiện tại. Trên thực tế, hơn một nửa số nhà kinh tế trưởng (56%) được khảo sát trong báo cáo cho biết họ dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu trong năm nay, trong khi 43% dự đoán các điều kiện không thay đổi hoặc mạnh hơn.
Báo cáo cũng lưu ý các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách “phải đối mặt với những “cơn gió ngược” dai dẳng và sự biến động liên tục khi hoạt động kinh tế toàn cầu vẫn chậm chạp”.
Theo ông Indermit Gill – phó chủ tịch cấp cao kiêm nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, có bốn “cơn gió ngược” trong năm 2024 là xung đột vẫn tiếp diễn, sự suy thoái kinh tế đột ngột của một số nền kinh tế hàng đầu thế giới, căng thẳng về tài chính đặc biệt là lãi suất và cuối cùng là phân mảnh thương mại.
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, WEF 2024 sẽ bị bao phủ bởi nỗi lo xung đột tại Trung Đông đang lan rộng, xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa có tín hiệu sẽ kết thúc. Đây là những “biến số” đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2024 khi những hậu quả của đại dịch COVID-19, khủng hoảng năng lượng, lạm phát và lãi suất cao vẫn để lại không ít hệ lụy nặng nề cho nhiều khu vực trên thế giới.
Rủi ro lớn trong ngắn hạn là sự ảnh hưởng của các yếu tố Thông tin sai lệch và thông tin xuyên tạc, mục tiêu của WEF năm nay nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục niềm tin giữa những thách thức toàn cầu, bao gồm xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu và những tiến bộ trong công nghệ như Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bên cạnh đó, trọng tâm của các cuộc thảo luận cũng hướng đến tìm ra giải pháp, tập trung vào tính minh bạch, nhất quán và trách nhiệm giải trình.
Vấn đề về môi trường là mối quan tâm đặc biệt trong dài hạn. Theo bà Nela Richardson – nhà kinh tế trưởng của Công ty Automatic Data Processing (Mỹ), năm 2024 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch và một con đường tăng trưởng mới được hình thành bởi những xu hướng cũ đã có từ lâu và những phát triển mới nhanh chóng mà xã hội vẫn chưa khai thác.
Triển vọng kinh tế toàn cầu bất định với nhiều yếu tố rủi ro phía trước
Hàng chục cuộc bầu cử sẽ diên ra vào năm 2024 càng làm cho rủi ro về sự sai lệch thông tin và thông tin xuyên tạc trở thành rủi ro lớn nhất trong ngắn hạn.
Sự gia tăng về xung đột tại 3 điểm nóng toàn cầu bao gồm Ukraine, Israel và Taiwan, những rủi ro tiềm ẩn về địa chính trị, kinh tế toàn cầu và an ninh, an toàn trên thế giới đang ở mức nghiêm trọng
Bối cảnh kinh tế không chắc chắn và sự tăng trưởng thấp trên phạm vi toàn cầu mang đến lo ngại suy thoái
Một số nước có nghĩa vụ phải thanh toán nợ trong vòng 12 – 24 tháng tới và với mức lãi suất hiện nay, sẽ có tác động đáng lo ngại. Thực tế , số lượng doanh nghiệp phá sản (chỉ tính riêng tại Mỹ) đang có xu hướng gia tăng.