Ngày 31/12/2022, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN (Thông tư 22/2019 sửa đổi) nhằm điều chỉnh cách tính tỷ lệ LDR (tỷ lệ thường được dùng để đo lường rủi ro thanh khoản) tại các ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ LDR càng cao cho thấy khả năng sinh lời càng cao nhưng đồng thời rủi ro thanh khoản cũng tăng theo. Tỷ lệ này vượt mức 100% cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang cho vay nhiều hơn nguồn vốn huy động về.
Có hai cách để NHNN kiểm soát công cụ LDR:
- Điều chỉnh trần: Thông tư 26/2022/TT-NHNN giữ nguyên mức trần 85% của thông tư 22/2019/TT-NHNN.
- Điều chỉnh cấu phần huy động và cho vay: Đây là điểm quan trọng nhất vì hiện tại cấu phần của cả L và D.
Thông tư 26 không thay đổi cách tính tổng cho vay và trần tỷ lệ LDR vẫn duy trì ở mức 85%. Sự thay đổi nằm ở chỗ không đưa tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước (KBNN) vào cấu phần tổng huy động.
Trong thông tư mới cho phép tiền gửi có kỳ hạn của KBNN được tính vào tổng huy động với tỉ lệ khấu trừ nhất định.
Tỉ lệ này được khấu trừ theo lộ trình, cụ thể là từ ngày Thông tư 26 có hiệu lực thi hành đến hết năm 2022, trừ 50% số dư tiền gửi có kỳ hạn của KBNN. Từ ngày 1-1-2024 đến 31-12-2024, trừ 60% số dư tiền gửi KBNN.
Từ ngày 1-1-2025 đến ngày 31-12-2025, trừ 80% số dư tiền gửi KBNN. Từ 1-1-2026, trừ 100% số dư tiền gửi KBNN.
Thông tư 26 sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi có khoảng 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, dựa trên số liệu Báo cáo tài chính quý IV/2022), sẽ có khả năng được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống. Theo đó phần nào sẽ giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Các ngân hàng Thương mại cổ phần nhà nước sẽ là những ngân hàng hưởng lợi từ thông tư này do nắm giữ khoảng 300.000 nghìn tỷ tiền gửi có kỳ hạn của KBNN.
Ngày 8/2 vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, phía NHNN cho biết chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản. Đó chỉ là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,… để đảm bảo an toàn hệ thống, đến nay NHNN nhất quán quan điểm chỉ đạo như vậy.
Còn đối với tín dụng phục vụ mục đích chính đáng của người mua nhà đều được đảm bảo công bằng như các lĩnh vực khác.
Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15% có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua.
Các bạn có thể xem phân tích của chúng tôi tại: https://www.youtube.com/watch?v=w4UYKJmZk2M
Chuỗi clip phân tích về thanh khoản nền kinh tế:
THANH KHOẢN TOÀN NỀN KINH TẾ: ĐẦU TIÊN LÀ TIỀN ĐÂU?
https://www.youtube.com/watch?v=6UM8WWyEXWs&t=5s
HẾT THỜI “BUÔN TIỀN” KHI TỶ GIÁ, LÃI SUẤT TĂNG CAO: Tay trái có làm đau tay phải?
https://www.youtube.com/watch?v=BoHsTaJZ3Ww&t=44s
BÁN THÁO TRÁI PHIẾU: Giải thích rõ nguyên nhân rút tiền hàng loạt khỏi quỹ đầu tư trái phiếu
https://www.youtube.com/watch?v=X_cU8PEjkHY&t=1754s
BƠM TIỀN CỨU BẤT ĐỘNG SẢN? Liệu có sự tương đồng giữa TRUNG QUỐC và VIỆT NAM?
https://www.youtube.com/watch?v=D9v2Lqbhjyw
LÀN SÓNG NỢ VAY LẦN THỨ 4: Liệu có cuộc khủng hoảng trái phiếu? https://www.youtube.com/watch?v=dqEk6yImlvU&t=1396s