Vào ngày 1/11 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng mạnh và lạm phát còn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, 100% thành viên Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) – bộ phận ra quyết sách của Fed – nhất trí giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang ở ngưỡng 5,25-5,5%. Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp Fed không thay đổi lãi suất, sau 11 lần nâng kể từ tháng 3/2022.

Tuy nhiên, dù thị trường đồn đoán Fed đã hoàn tất chiến dịch tăng lãi suất, cơ quan này tiếp tục để ngỏ cánh cửa tăng thêm và khẳng định chưa tính đến việc cắt giảm. Vậy quyết định của Fed tác động thế nào tới các ngân hàng trung ương trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng? 

Ngay trước khi cuộc họp ngày 1/11 của FED diễn ra, lợi suất TPCP Mỹ trên 5% và chỉ số DXY luôn trên 106 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Quyết định giữ nguyên lãi suất của FED trong cuộc họp sau đó đã khiến lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn ngắn giảm 15bps và ở các kỳ hạn dài cũng có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Ngoài việc không tăng lãi suất, Chính phủ Mỹ cũng phát hành lượng nợ thêm thấp hơn kỳ vọng của thị trường, cụ thể là 112 tỷ USD so với 114 tỷ USD kỳ vọng của thị trường. Thêm đó, cơ cấu phát hành cũng tăng chậm ở các kỳ hạn dài để làm giảm đà tăng của lợi suất

THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI MẠNH MẼ SAU CUỘC HỌP CỦA FED

“Hai thái cực” chính sách tiền tệ trên thế giới

ECB – Lạm phát vẫn cao và còn cách mục tiêu 2%, được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài lãi suất cao trong tương lai dài

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TIẾP TỤC PHỤC HỒI

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá chậm so với kỳ vọng. Chỉ số PMI và IIP tăng trưởng chậm, tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cũng như xuất khẩu có sự phục hồi tuy nhiên vẫn chậm hơn kỳ vọng và kế hoạch đề ra.

Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều đợt bơm hút ròng, lãi suất điều hành và lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã sụt giảm. Bên cạnh đó, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm sau khi đạt mốc 3,3% cũng đã quay trở lại mức 3%. Xu hướng giảm này được kỳ vọng là sự hỗ trợ tốt cho thị trường tài chính giai đoạn sắp tới.

Có thể thấy kết quả kinh doanh Q3/2023 toàn thị trường có mức thấp hơn hai quý đầu năm nay, tuy nhiên sự sụt giảm doanh thu này kể từ khi lập đỉnh vào Q1/2022 đã chứng kiến tốc độ chậm lại, cho thấy nền kinh tế tuy còn khó khăn nhưng đã dần đi vào xu hướng bền vững. 

Đi sâu hơn vào từng nhóm ngành, chúng ta có thể thấy lợi nhuận toàn thị trường phụ thuộc phần lớn vào nhóm ngân hàng và bất động sản (khoảng 60-70%). Trong Q3/2023, một số nhóm ngành có sự sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ, điển hình là nhóm bất động sản dân cư (-28,9% yoy), sản xuất và phân phối điện (-52,7% yoy), sản xuất phân bón (-101,6% yoy). 

NGÀNH NGÂN HÀNG CHIẾM TỶ TRỌNG DOANH THU LỚN NHẤT TOÀN THỊ TRƯỜNG

Ngành ngân hàng nói chung đang ở trong giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận âm. Chúng tôi sử dụng mô hình để bóc tách lợi nhuận ngân hàng như đã đề cập phía trên. 

  • Tổng lợi nhuận ngành ngân hàng đi ngang nhờ sự hỗ trợ của biến động tỷ giá và lợi nhuận tốt từ các hoạt động đầu tư chứng khoán. 
  • Chi phí hoạt động của ngân hàng có xu hướng tăng vào cuối năm

Kết luận: Tăng trưởng Q4/2023 của ngành ngân hàng có triển vọng thấp vì thu nhập lãi thuần vẫn trong xu hướng giảm và chi phí hoạt động cuối năm có xu hướng tăng.

  • Khối lượng nợ xấu tăng nhanh nhưng chi phí trích lập dự phòng không tăng: Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 149% xuống còn khoảng 94%. Tuy nhiên áp lực dự phòng nợ xấu trong 3 hoặc 4 quý tới vẫn còn tiếp diễn.
  • Tín hiệu tích cực: tổng nợ xấu nhóm 3,4,5 tăng chậm lại
  • Tăng trưởng tín dụng vẫn tăng nhẹ nhưng NIM ngân hàng có xu hướng giảm mạnh, từ 3,4% xuống còn 3,1% => thu nhập lãi thuần giảm 

NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN DÂN CƯ – TẦM QUAN TRỌNG CỦA VINHOMES NGÀY CÀNG CAO

  • Vinhomes tập trung vào hoạt động cốt lõi là phát triển dự án nhiều hơn => Lợi nhuận Q4/2023 được dự báo có thể giữ mức tương đương Q3/2023 và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Nhận định: Toàn cảnh lợi nhuận Q4/2023 toàn thị trường có thể đi ngang hoặc tăng rất nhẹ so với cùng kỳ năm trước do nhiều yếu tố:

  • Về rủi ro hệ thống: FED ngừng tăng lãi suất nhưng vẫn bỏ ngỏ xu hướng tăng lãi suất trong tương lai. Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô của toàn thị trường đã có tín hiệu tích cực hơn. Việt Nam vẫn luôn chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách tiền tệ đối lập của các nền kinh tế lớn nói chung cũng như chính sách tiền tệ, điều tiết lạm phát và tỷ giá trong nước nói chung. 
  • Về rủi ro riêng biệt: phụ thuộc vào chu kì kinh doanh và lợi nhuận của từng ngành. Đặc biệt là 02 nhóm ngành chiếm tỷ trọng đóng góp doanh thu lớn là ngân hàng và bất động sản dân cư. 

Tham khảo tài liệu chuyên đề tại đây: Link

Leave a comment