- Quan điểm của Trump: Mỹ yêu cầu BRICS không tạo ra đồng tiền mới thay thế USD, nếu không sẽ áp thuế 100% và hạn chế thương mại với Mỹ.
- Tác động: Chính sách này phản ánh sự lo ngại của Mỹ trước sự trỗi dậy của BRICS.
Sự vươn lên của của BRICS ảnh hưởng tới vị thế đồng USD có ảnh hưởng “trung bình” và xác suất “có khả năng xảy ra”
- Seigniorage: Quốc gia phát hành tiền được hưởng lợi từ việc in tiền mà không cần trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thực sự.
Hệ thống Bretton Woods và Petrodollar: USD duy trì vị thế nhờ các quy định thanh toán quốc tế và vai trò trong thị trường dầu mỏ.
- Lý do USD là đồng tiền thanh toán quốc tế chính:
- Quy mô kinh tế lớn nhất thế giới (25% GDP toàn cầu).
- Thị trường tài chính sâu rộng, thu hút dòng vốn.
- USD chiếm 59% dự trữ ngoại hối toàn cầu và 88.4% khối lượng giao dịch ngoại hối.
- Hệ thống thanh toán SWIFT lấy USD làm chuẩn.
- Vị thế quân sự mạnh nhất thế giới bảo đảm cho sức mạnh USD.
USD có vị thế quan trọng trong giao dịch ngoại hối toàn cầu
Thành viên BRICS: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, và mở rộng thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia, UAE (2023)
Mục tiêu ban đầu: Phản ánh tương quan lực lượng công bằng hơn trong hệ thống tài chính toàn cầu
3 trụ cột hợp tác: (1) Chính trị – An ninh, (2) Kinh tế – Tài chính, (3) Văn hóa – Nhân dân
- Định hướng:
- Mở rộng thành viên để tăng tầm ảnh hưởng.
- Củng cố vai trò của Ngân hàng Phát triển Mới (NDB).
- Giảm phụ thuộc vào USD.
- Xây dựng hệ thống thanh toán nội khối.
BRICS đang có sự vươn lên so với các quốc gia G7
BRICS muốn xây dựng hệ thống thanh toán mới để giảm phụ thuộc vào USD
- Mục tiêu:
- Thay thế SWIFT và giảm phụ thuộc vào USD.
- Giảm thiểu thiệt hại từ các lệnh cấm vận của Mỹ.
- Tận dụng lợi ích từ quyền in tiền (Seigniorage).
- Cách thực hiện:
- Nga đề xuất mạng lưới ngân hàng trung ương và thương mại thực hiện giao dịch Peer-to-Peer bằng nội tệ.
- Thiết lập liên kết trực tiếp giữa các ngân hàng trung ương.