Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài 1000 ngày, gây ra những biến động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Chiến sự có dấu hiệu leo thang trong ngày hôm qua khi Putin duyệt học thuyết hạt nhân mới và việc Ukraine bắn tên lửa ATACMS vào lãnh thổ Nga.

Giá dầu bật tăng 3% sau khi Ukraine phóng tên lửa ngày 19/11

Sau khi giảm mạnh do tuyên bố đưa hai nước Nga – Ukraine vào bàn đàm phán, chấm dứt chiến tranh, giá vàng bật tăng trở lại, vượt mức $2,600 khi các nhà đầu tư nhận thấy rủi ro địa chính trị tăng lên.

Kể từ khi chiến sự bắt đầu nổ ra, 24/02/2022, hai bên vẫn liên tục giằng co và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến nay.

Thông thường, các rủi ro thị trường sẽ liên quan đến những chỉ số kinh tế (bị tác động bởi chính sách tiền tệ và tài khoá) và gần đây những chỉ số kinh tế bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến cố phi thị trường.

Cuộc xung đột đẩy giá năng lượng tăng lên, kéo theo chỉ số giá tiêu dùng khu vực Châu Âu tăng cao giai đoạn xung đột leo thang.

Lạm phát Mỹ cũng được ghi nhận tăng cao giai đoạn chiến tranh.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Lãi suất neo cao khiến chi phí vốn cao, các chỉ số chứng khoán giảm sau khi xung đột nổ ra năm 2022.

Không nằm ngoài xu hướng, lạm phát Việt Nam cũng tăng vọt do giá dầu tăng cao.

Tỷ giá USD/VND cũng tăng cao trong năm 2022 khi Fed tăng lãi suất.

Lãi suất liên ngân hàng cũng neo ở mức cao trong giai đoạn 2022.

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Ước cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (chỉ tiêu GDP bình quân đầu người sẽ đạt nếu GDP tăng trưởng trên 7%). 

Có 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được đưa ra. Với kịch bản cơ sơ, tăng trưởng đạt 6.8% và với kịch bản tích cực, tăng trưởng Việt Nam sẽ đạt 7%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6.5%, tăng trưởng Q4 cần đạt 5.7%.

Quốc hội vừa thông qua 15 chỉ tiêu cho năm 2025: Tăng trưởng kinh tế kế hoạch đạt 6.5% – 7%, phấn đấu đạt 7% – 7.5%; Lạm phát 4.5%.

Trước những áp lực quốc tế (các rủi ro địa chính trị, sự bất định trong nhiệm kỳ tổng thống Trump) và những áp lực trong nước (sản xuất kinh doanh khó khăn, tiêu dùng thực yếu), những mục tiêu trong năm 2025 dự kiến sẽ gặp nhiều thách thức.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2025. Dự kiến, chính sách hỗ trợ này sẽ giảm nguồn thu ngân sách khoảng 25,000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu 2025.

Leave a comment