Báo cáo tháng 4 năm 2024 của IMF

IMF đưa ra báo cáo mới, cho rằng kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục trong môi trường phân hóa.

Khái niệm LIDCs và EMMIEs 

LIDCs: Các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp

EMMIEs: Nền kinh tế mới nổi với thu nhập trung bình

Việt Nam được đưa vào nhóm Nền kinh tế mới nổi với thu nhập trung bình

Khác với báo cáo tháng 10 năm 2023 và tháng 1 năm 2024, kể từ tháng 4 năm 2024, Việt Nam đã được xếp vào Nền kinh tế mới nổi với thu nhập trung bình.

Chương 1

Chương 1 trong báo cáo IMF nhấn mạnh đến 2 vấn đề:

  • Bất ngờ về lạm phát: Báo cáo chỉ ra một xu hướng bất ngờ: hoạt động kinh tế vẫn duy trì khả năng chống chịu tốt mặc dù lãi suất tăng nhằm kiềm chế lạm phát. Điều này cho thấy khả năng đang diễn ra hiện tượng giảm phát toàn cầu (sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát).
  • Chính sách “đi dây thăng bằng”: Khi lạm phát giảm bớt, các ngân hàng trung ương dự kiến sẽ chuyển hướng từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ (tăng lãi suất) sang nới lỏng. Tuy nhiên, chính phủ có thể cần thắt chặt chính sách tài khóa (tăng thuế hoặc giảm chi tiêu) để giải quyết vấn đề nợ công cao. Việc thắt chặt tài khóa này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Lạm phát giảm dần khi sản lượng đầu ra tăng

Lạm phát toàn cầu giảm kể từ sau cú sốc giá năm 2022, giảm từ đỉnh 9.5%

IMF đưa ra các dự báo tích cực về GDP toàn cầu

Các dự phóng về GDP trong năm 2024 liên tục tăng so với các báo cáo trước đó

Nợ công của các nền kinh tế

Nợ công tại các nền kinh tế đều tăng, đặc biệt là sau giai đoạn Covid 19 

Thâm hụt ngân sách

Các nền kinh tế đều thâm hụt ngân sách trong giai đoạn dịch bệnh

Chương 2

Các điểm nhấn tại chương 2 của báo cáo tháng 4:

  • Thị trường thế chấp: Những quốc gia có nhiều khoản vay thế chấp lãi suất thả nổi (adjustable-rate mortgage) sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc tăng lãi suất so với các quốc gia phổ biến vay thế chấp lãi suất cố định (fixed-rate mortgage).
  • Nợ vay của người mua nhà: Người mua nhà vay nhiều tiền sẽ dễ bị tổn thương hơn trước những biến động về lãi suất.
  • Tổng nợ quốc gia: Quốc gia có tổng nợ vay của hộ gia đình cao sẽ dễ bị tổn thương hơn.
  • Thị trường nhà đất: Thiếu hụt nhà ở sẽ khiến giá nhà khó giảm xuống ngay cả khi lãi suất tăng.
  • Giá nhà: Giá nhà bị thổi phồng sẽ dễ điều chỉnh giảm hơn khi lãi suất tăng.

Giá nhà tăng do ảnh hưởng của lãi suất

Kể từ giai đoạn 2020, giá nhà tăng mạnh, một trong số những nguyên nhân gây ra sự thay đổi về giá nhà là do lãi suất vẫn được giữ ở mức cao.

Ảnh hưởng của lãi suất

Lãi suất chính sách không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới giá nhà, mà còn ảnh hưởng tới các kênh khác: tiêu dùng, tín dụng và đầu tư.

Để đọc toàn bộ chi tiết báo cáo của IMF, quý vị truy cập TẠI ĐÂY

Leave a comment